Chuyển đến nội dung chính

Bướm trắng hại vườn

  1. Đặc điểm gây hại

– Bướm trắng gây hại chủ yếu trên nhiều loại cây khác nhau. Đặc biệt là trên cải bắp, cải bông xanh, súp lơ, cải xoăn, cải làn, cải xoăn nước mặn, cải củ, cải thìa và su hào.

– Trên những ruộng rau mới trồng sâu thường chui vào phần ngọn cây để phá hại làm các lá khi lớn bị cong queo, thủng lỗ chỗ. Với bắp cải, sâu non đục sâu vào trong bắp và thải phân loang lổ, khiến cải nhìn xấu đi và sản lượng cũng như chất lượng giảm.   
 – Bướm có thân dài 17-20 mm, dang cánh trước rộng 37-42 mm. Cánh trước màu trắng, hình gần tròn, đầu cánh có vết đen hình tam giác tương đối lớn (2-3mm) và 2 chấm đen nhỏ hơn, trên cánh có lớp bụi phấn mịn. Cánh sau màu trắng, góc cánh màu xám tro.                  
– Bướm đẻ trứng hình bán cầu, mặt trên có nhiều đường khía dọc, ngang. Lúc mới đẻ có màu trắng vàng đến vàng tối. Trứng đẻ thành ổ lớn hình bầu dục dẹt và được phủ lớp lông màu vàng nâu.                                        
 – Trước khi hóa nhộng dài 28-35 mm, sâu non hình ống tròn, mới nở màu xanh sáng, dài khoảng 1 mm, đầu to, đẫy sức có màu xám tro đến nâu đen, có vạch lưng màu vàng, ở đốt bụng thứ nhất có khoang đen to.                                                     
– Nhộng: Sâu non làm nhộng trong đất. Nhộng dài khoảng 18-20 mm, hình con thoi, màu xanh xám, bóng láng, đính một đầu trên cuống lá rau. Giữa lưng nhộng nổi lên một đường gờ như xương sống, ngực nhô cao tạo thành góc nổi lên ở 2 bên phần bụng.

Bướm trắng

  1. Đặc điểm sinh học và qui luật phát triển

– Thời gian trứng: 2-6 ngày;

– Sâu non: 12-37 ngày;

– Tiền nhộng: 1-4 ngày;

– Nhộng: 4-14 ngày;

– Trưởng thành: 5-8 ngày. 
– Bướm trưởng thành hoạt động về đêm, chúng đẻ trứng trên lá của các loại rau. Mỗi con bướm cái có thể đẻ tới 1.000 quả trứng. Khi bướm trưởng thành, chúng có xu hướng thích các chất có mùi chua ngọt và ánh sáng đèn.

– Sâu non sống tập trung sau khi nở 1-2 ngày, sau đó mới phân tán. Ở 1-2 ngày tuổi, sâu non chỉ gặm chất xanh, chừa lại biểu bì và gân lá; từ 3 ngày tuổi trở đi sâu ăn khuyết lá, nõn cây. Sâu non phát triển mạnh vào ban đêm, ban ngày ẩn nấp dưới đất, trong các lá khô và cỏ dại. Sâu non phát triển thích hợp ở nhiệt độ thấp dưới 250C và ẩm độ không khí cao.

– Sâu xanh bướm trắng phát sinh gây hại quanh năm, trong đó có 2 đợt gây hại chính trên rau xuân (tháng 3 – tháng 6) và rau đông (tháng 10-11)

 

  1. Biện pháp phòng trừ:

– Chú trọng biện pháp luân canh với các cây trồng khác họ, bảo vệ thiên địch như nhện, ong kén trắng…

– Đối với sâu xanh ta có thể ngắt lá già tạo thông thoáng cho cây và bắt sâu trên lá vào buổi sáng sớm và chiều mát.

Dùng vợt bắt bướm, ngắt nhộng trên lá, thu dọn và hủy bỏ tàn dư cây trồng.

  • Biện pháp thủ công

Trong quá trình chăm sóc cần lưu ý, chúng ta thường xuyên vệ sinh đồng ruộng; ngắt những lá già, lá bị sâu bệnh, cây bị bệnh và các tàm dư thực vật, thu gom để vào một khu vực sau đó mang đi tiêu hủy.

Đối với sâu xanh bướm trắng đẻ trứng, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để ngắt bỏ ổ trứng mới nở và giết nhộng của chúng, hạn chế việc sử dụng thuốc hoá học về sau …

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng bẫy dính màu vàng hoặc màu xanh để bẫy một số con trưởng thành hại cây trồng. Những loại bẫy này chi phí thấp, có thể tận dụng các vật liệu tái chế sẵn có để làm bẫy.

Bẫy nên đặt ở độ cao 40 – 60 cm tính từ bệ cây là thích họp nhất.

  • Biện pháp sinh học

Chúng ta lợi dụng các thiên địch như: nhện, ong kén trắng… để tiêu diệt sâu hại trên đồng ruộng.

Trước hết chúng ta nên bảo vệ các loài có ích này bằng cách không nên sử dụng thuốc hóa học

Bên cạnh đó, bà con có thể sử dụng bẫy freromol treo trên ruộng rau để thu hút con trưởng thành cái đến các bẫy mà không giao phối được, không đẻ được trứng và không hình thành được sâu. (Feromol là hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học rất cao, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sinh sản của các loài sâu hại. Bẫy feromol đặc biệt có hiệu quả đối với các loại sâu hại không thể phát hiện sớm bằng phương pháp thông thường, như sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, sâu keo da láng trên các loại rau, hoa, đậu, lạc, nho, bông…)

Cách đặt bẫy feromol: Sử dụng lọ nhựa hoặc bát nhựa đã dùng một lần, có đường kính 18-22cm, buộc mồi vào dây thép theo kiểu quang treo, sau đó đổ nước 1/3 thể tích bát có pha thêm một ít xà phòng, xà phòng có tác dụng khi bướm bay vào bẫy, rơi xuống nước, sẽ bị bịt lỗ thở lại và chết rất nhanh.

Tùy từng loại rau mà chúng ta treo bẫy khác nhau. Đối với loại cây thấp như su hào, bắp cải, hành … đặt bẫy ở vị trí cao hơn bề mặt tán cây trên ruộng chừng 20- 30cm.

Các loại mồi feromol có hiệu quả hấp dẫn sâu hại trong thời gian ít nhất là 21-24 ngày, tùy theo điều kiện thời tiết và theo từng vừng thì thay bả, tốt nhất thay mồi feromol mới theo định kỳ 20 ngày kể từ ngày sử dụng.

Chú ý: Nên đặt bẫy liên tục từ khi trồng đến khi thu hoạch sản phẩm. Ngoài ra hàng ngày bà con thường xuyên kiển tra các bẫy để vớt những con bướm đã chết và bổ sung thêm nước xà phòng khi cần thiết

 



via Tumblr http://ift.tt/2FyA6ND

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc trị thán thư, thối rễ và bệnh nấm trên ớt

Đặc trị thán thư, thối rễ và bệnh nấm trên ớt Hiệu quả đem lại thật bất ngờ, sau khi sử dụng sản phẩm Ketomium và AT Nano Đồng trên cây ớt định kỳ 10 ngày/lần. Cây ớt không còn bệnh thán thư, đốm lá, thối rễ,.., không những thế cây phát triển ổn định năng suất cao. # Đặc trị bệnh thối rễ vàng lá ; # Đặc trị Bệnh thán thư ; # Đặc trị sương mai   The post Đặc trị thán thư, thối rễ và bệnh nấm trên ớt appeared first on Phân thuốc vi sinh AT .

RỤNG QUẢ NON – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

Rất nhiều vườn mừng vì năm nay cây ra hoa rất sai, nhưng lại thất vọng khi quả non rụng gần hết. Vậy nguyên nhân ở đâu? Cách khắc phục ra sao? Đây là một số biểu hiện khi cây bị rụng trái non. Chúng tôi xin đưa ra ở đây một vài nguyên nhân và cách phòng chống cây bị rụng trái non cho một số loại cây như Ổi, Bưởi, Sầu Riêng, Mận, Nhãn, Bơ… như sau: 1. Nguyên nhân rụng • Rụng quả sinh lý Đối với rất nhiều cây trồng khi gặp điều kiện bất lợi (cây yếu, hạn hán, sinh trưởng kém) ra hoa rất nhiều (để duy trì nòi giống) và nó sẽ rụng bớt quả chỉ giữ lại những quả nào mà cây mẹ có thể nuôi • Rụng quả do sốc Thường là  do sốc nước, trường hợp này hay gặp ở giai đoạn quả mới được hình thành, khi nắng khô một thời gian sau đó gặp mưa lớn kéo dài, đất bị úng nước, đất bị nèn chặt rễ cây không hô hấp được sẽ dẫn đến rụng. • Rụng quả do chuyển đổi giai đoạn sinh trưởng Sinh thực – Sinh trưởng. Cái này thường gặp do bón phân không cân đối, khi ra hoa đột nhiên phát triển lộc đồng loạt, dinh

Bệnh trên cây sầu riêng – Thán thư, đốm vòng, cháy bìa lá sầu riêng

1 BỆNH CHÁY LÁ CHẾT ĐỌT CÂY SẦU RIÊNG Bệnh này do nấm Rhizotonia solani gây ra trên cả cây Sầu Riêng giống và cây sầu riêng trưởng thành. Bệnh bắt đầu với những đốm nước nhỏ trên lá và trở nên lớn hơn về kích thước. Các tổn thương dần trở lên khô và có nâu nhạt và sẫm màu hơn và sau đó xoăn. Các cành lá bị ảnh hưởng xuất hiện nhăn nheo, chết đi và hoại tử. Một số sợi nấm của nấm xuất hiện trong thời gian ủ bệnh. Lá bị hư hại làm giảm quá trình quang hợp và ức chế phân hóa mầm hoa ở một thời điểm quan trọng nào đó. Nhiều đốm nhỏ xơ cứng màu nâu nhạt, thường xuất hiện và lá bị nhiễm dễ dàng rơi vào giai đoạn nghiêm trọng. Ít lá hơn có nghĩa là quá trình quang hợp bị ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình ra hoa và đậu quả. Bệnh này được kiểm soát ở giai đoạn cây con bằng cách giảm bớt hoạt động tưới nước quá mức và bằng cách đặt các cây con trong vườn ươm. Phun thuốc diệt nấm là biện pháp kiểm soát thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể dùng các dòng nấm đối kháng như Chaetomium cupreum và